0983.002.776

Tin tức

Hướng dẫn sử dụng và bảo hành máy ủi


Khi chuẩn bị đưa máy ủi mới ra sử dụng lần đầu tiên, cần thực hiện các công việc sau. Kiểm tra sự đồng bộ và lắp lại các chi tiết đã tháo ra khỏi máy trong quá trình vận chuyển, bảo quản.


– Tháo lớp bảo quản bên ngoài, lau sạch mỡ bảo vệ và tháo bỏ lớp giấy paraphin bảo vệ của những chi tiết cấu thành của máy ủi, được bao bọc khi bảo quản niêm cất.
– Phải kiểm tra các mức đo dầu, nhớt, nếu cần châm thêm nhớt vào
– Cac-te của động cơ.
– Cac-te của máy lai.
– Đổ nhiên liệu vào:
–Kết hợp với khóa cửa vân tay bảo vệ ngôi nhà. – Bình chứa nhiên liệu động cơ bằng dầu Diezel.
– Bình chứa nhiên liệu của máy lai – bằng xăng A76.
– Hệ thống làm mát – bằng dung dịch làm mát (ở Việt Nam dùng nước sạch không nhiễm phèn).
– Nối bình ắc quy đã được chuẩn bị cho công việc vào hệ thống điện. Kiểm tra bằng cách quan sát bề ngoài, độ tin cậy của các khớp nối giữa các bộ phận cấu thành của máy kéo, đảm bảo không dò dỉ nhiên liệu, nhớt, dung dịch làm mát và nếu thấy cần thiết thì hãy siết chặt lại và khắc phục sự dò dỉ.
Sau đây là lịch bảo dưỡng định kỳ theo nhân viên kỹ thuật của công ty dịch vụ thuê máy công trình FISC

II. Lịch trình bảo dưỡng máy ủi

Đối với máy ủi cũng như các máy xây dựng khác, thực hiện các công tác kiểm tra bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bảo quản máy tốt và không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy. Với những chu kỳ làm việc khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau. Quá trình bảo dưỡng máy ủi về cơ bản như sau:

1. Kiểm tra máy ủi trước khi khởi động

– Kiểm tra lượng nước làm mát, thêm nước làm mát (nếu không đủ)
– Kiểm tra trên bảng màn hình hiển thị tình trạng máy (các đặc tính được hiển thị)
– Kiểm tra mức dầu (trên đồng hồ báo) nếu thiếu thì cho thêm dầu
– Kiểm tra mức dầu trong các te dầu động cơ, vỏ hộp số (thông qua que thăm dầu) nếu thiếu thì cho thêm dầu
– Kiểm tra hành trình của bàn đạp phanh
– Kiểm tra đèn báo bụi bộ lọc khí, các đèn chiếu sang
– Kiểm tra còi, chuông báo
– Kiểm tra dây an toàn xem có bị mòn, bị hỏng
– Kiểm tra nước và độ đóng cặn trong bộ tách nước, xả nước

2. Bảo dưỡng máy ủi sau 50 giờ làm việc

– Xả nước, cặn trong thùng nhiên liệu

3. Bảo dưỡng máy ủi sau 250 giờ làm việc

– Bôi trơn các cơ cơ cấu:
• Ngàm đỡ xi lanh nâng (4 điểm)
• Trục đỡ xi lanh nâng (2 điểm)
• Khớp nối xi lanh nâng (2 điểm)
• Khớp nối xi lanh nghiêng (1 điểm)
• Khớp nối thanh giằng nghiêng (1 điểm)
• Khớp nối thanh giằng (2 điểm)
• Ren bu lông thanh giằng nghiêng (1 điểm)

5. Bảo dưỡng máy ủi sau 1000 giờ làm việc

– Thực hiện các công tác bảo dưỡng máy ủi đối với sau 500 giờ làm việc
– Thay dầu trong vỏ bộ truyền lực, làm sạch bộ lọc
– Thay dầu trong vỏ truyền động cuối
– Làm sạch lỗ thông hơi trong vỏ bộ truyền lực
– Tra mỡ khớp các đăng
– Kiểm tra các bộ phận vặn chặt của bơm cao áp
– Kiểm tra độ chờn các bu lông của buồng lái

4. Bảo dưỡng máy ủi sau 500 giờ làm việc

– Thực hiện các công tác bảo dưỡng đối với sau 250 giờ làm việc
– Thay lõi lọc của bộ lọc nhiên liệu
– Thay dầu trong các te dầu động cơ, thay ruột lọc của lọc dầu động cơ

Ngoài ra để nâng cao năng suất của máy ủi ta có thể sử dụng các biện pháp sau:

– Giảm thời gian của một chu kỳ công tác
+ Tận dụng hết vận tốc của máy
+ Gặp đất rắn phải xới tơi trước khi ủi
+ Nên cho máy chạy giật lùi không quay đầu
+ Chọn sơ đồ làm việc ngắn nhất, thích hợp
– Tăng thể tích mỗi lần ủi
+ Đường đi của máy phải giữ gìn tốt phải gạt gò, lấp hố để giảm lực cản di chuyển máy, giảm lượng đất hao hụt
+ Cho máy ủi làm việc với đống đất trung gian, kết hợp nhiều máy ủi làm việc hợp lý khoa học.
– Nâng cao hệ số sử dụng máy: bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa kịp thời.
+ Áp dụng cách đào kiểu rãnh để đất khỏi vương vãi ra 2 bên bàn gạt
+ Lắp thêm 2 cánh sắt chắn đất 2 bên bàn gạt khối đất bớt vương vãi

  • GE Power
  • doi tac 1
  • doi tac 2
  • Nhà sản xuất SRF

Đối tác của chúng tôi

Chuyên đúc và gia công các sản phẩm theo yêu cầu